– Trần nổi là loại trần tấm được định hình sẵn ( tùy kích thước tấm ), tấm trần được thả vào các ô khi hệ khung xương đã được lắp đặt hoàn thiện.

thi_cong_tran_thach_cao_2thi_cong_tran_thach_cao_1

TRẦN THẠCH CAO KHUNG NỔI 

* Ưu điểm: Trần nổi có ưu điểm đẹp, giá cả hợp lý, dễ sửa chữa, bảo dưỡng, sơn làm mới lại sau nhiều năm sử dụng.
* Nhược điểm: Trần nổi thích hợp với nhà văn phòng, sảnh,nhà có diện tích lớn, nhà công nghiệp, nhà có diện tích lớn.
– Trần chìm là trần khi hệ khung xương đã được lắp đăt, tấm được bắt trực tiếp vào hệ khung xương bằng loại vít chuyên dụng.

thi_cong_tran_thach_cao_3

TRẦN THẠCH CAO KHUNG CHÌM 

* Ưu điểm: Đẹp, độ phẳng cao, dễ định hình, đa dạng về mẫu mã, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, giá cả phải chăng, phù hợp nhiều mẫu nhà đặc biệt là biệt thự, nhà phố, nhà dân dụng …
* Nhược điểm: Dễ thấm nước, có thể bị nứt sau nhiều năm sử dụng.
…………………………………………………………………………………….
Trần thạch cao được thi công như sau:
– Trần nổi ( trần thả):
thi_cong_tran_thach_cao_4thi_cong_tran_thach_cao_5

KỸ THUẬT THI CÔNG 

* Hệ khung xương : Cây treo ( thanh treo) được liên kết từ xà gồ mái hoặc từ pat của tắc kê sắt đóng vào trần bê tông và cây xương chính. Từ cây xương chính tùy loại tấm định hình ta bố trí lắp đặt các loại xương khác nhau để hình thành các loại trần có các kiểu kích thước khác nhau (như loai khung xương có kích thước 600×600 , 1200×600 …).

* Tấm trần có nhiều kiểu kích thước và chủng loại khác nhau nhưng đa số kích thước tấm là :1220×610 ; 610×610 .Tùy theo hình thức, tính chất, phạm vi, điều kiện sử dụng mà dùng các loại tấm phù hợp.

thi_cong_tran_thach_cao_6 Trần chìm :thi_cong_tran_thach_cao_7
* Hệ khung xương : Cây treo ( thanh treo) liên kết hệ thống khung xương từ xà gồ mái hoăc từ pat của tăc kê săt đóng trong trần bê tông với thanh chính của hệ khung xương. Để có thể chỉnh cao độ của trần ta cắt cây ty treo và gắn vào đó thanh tăng đơ chỉnh độ phẳng của hệ khung xương. Thanh chính liên kết với thanh u phụ bởi thanh kẹp, tấm trần sẽ được bắt trực tiếp vào thanh phụ bởi vít chuyên dụng. Hệ khung xương càng được tăng cường thì chất lượng và tuổi thọ trần càng cao.

* Tấm trần chìm : tấm trần chìm chủng loại cũng rất đa dạng và phong phú, từ tấm thông thường tới các loại tấm chuyên dụng. Kích thước chung của loại tấm trần : 1220×2440 chiếm đa số. Tấm trần có thể được bắt lên hệ khung xương nguyên vẹn hoặc cũng có thể được cắt định hình rồi được bắt lên theo các hình khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật.

– Hiện nay, không chỉ làm trần, mà người ta còn dùng từng tấm trần ốp vào tường với mục đích tạo sự cách âm, cách nhiệt, cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh…,vách thạch cao là một trong số đó . Vách thạch cao là giải pháp tuyệt vời để giảm tải nhà ở và các công trình, vách vừa nhẹ vừa thẩm mỹ !

Cách thi công trần nổi 
1.1/ Cấu tạo.
– Thanh chính: Là thanh T3.660 có tác
dụng chịu lực chính.
– Thanh phụ: Là thanh T1.220, T610 có tác
dụng liên kết các thanh chính, thanh phụ
với nhau.
– Thanh V: Là thanh dùng để
liên kết T3.660, T1.220,T610 với tường.
– Các vật tư khác:Ty treo, tăng đơ, nở sắt,
pastreo, vít tôn, đinh bê tông, đinh tán…
1.2/ Quy cách thi công.
– 610 x 610.
– 610 x 1.220.
1.3/ Các chủng loại.
– Khung xương Vĩnh Tường: Fire Stop,
Top Line, Fine Line.
– Khung xương Hitacom: Standard.
– Khung xương Daiken: Standard.
1.4 Tấm Trần
Tấm thạch cao.
– In lụa:
+/ Vĩnh Tường.
+/ Lagyp.
– Phủ PVC ngoại:
+/ Vĩnh Tường.
+/ Lagyp.
– Thạch cao tiêu âm:
+/ Gyproc.
+/ Lagyp.

Tấm sợi khoáng.
– Tấm USG: Radar CP RH 95.
– Tấm Daiken: New Excel – Tone MR,
Astral Excel – Tone MR.
– Tấm Amstrong: ANF RH 90, Cortega.

Tấm chịu nước, chống cháy.
– Tấm UCO: 3,5mm, 4,5mm, 6mm.
– Tấm Prima: 3,5mm, 4,5mm, 6mm
– Tấm Eterpan: 4,5mm, 6mm.
Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao: 
Tuy là bền và đẹp nhất so với các loại trần hiện nay nhưng trần thạch cao đặc biệt tối kỵ nước. Không chỉ riêng với trần thạch cao mà với tất cả các loại trần trước khi thi công phải kiểm tra tuyệt đối xử lý chống thấm mái tôn hay mái ngói. Cần chú ý nhất là mái ngói, khi mưa có gió lớn tạt vào các khe hở của mái rất dễ bị nhỏ nước xuống trần, chỉ cần một ít nước nhỏ xuống là trần thạch cao sẽ bị ố vàng ngay, rất xấu. Những nơi bị ố sẽ phải trét mastic và sơn lại, và tất nhiên sẽ không đồng màu với trần nhà cũ. Thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ trét mastic (điều này thường xảy ra ở trần chìm), những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công kỹ càng, mái không bị rò nước, trần thạch cao vẫn còn đẹp sau 5 năm, và sau 10 năm mới hư hỏng.
Để có được những mẫu trần thẩm mỹ, sáng tạo, hài lòng gia chủ không thể không nói đến sự sáng tạo của người thiết kế, bàn tay khéo léo của người thợ, vật liệu thi công đạt tiêu chuẩn …và điều quan trọng hàng đầu là những gợi ý từ phía gia chủ !